|
Nguyên nhân gây đau thần kinh chưa được xác định cụ thể. Các
chuyên gia tin rằng đau thần kinh xảy ra sau khi một hoặc nhiều dây thần kinh bị
tổn thương hoặc bị thoái hoá hoàn toàn. Là một phản ứng thần kinh, nó có thể
thay đổi và gửi các tin nhắn về đau, cảm ứng và nhiệt độ theo các cách khác
nhau khi bị tổn thương. Các tín hiệu
đau bất thường từ các thoái hoá thần kinh ngoại vi có thể gây ra đau thần kinh
mạn tính ở hai tay, hai chân, bàn chân, gối hoặc mặt. Một số người khi sinh ra đã bị tổn thương thần kinh ngoại
vi, trong khi mọi người dường như sẽ gặp hiện tượng này trong cuộc sống của mình.
Tổn thương thần kinh ngoại vi có thể gây ra bởi tình trạng sử dụng rượu bia liên
tục, thiếu vitamin, tiếp xúc với chất độc công nghiệp, các kim loại và các loại
thuốc, các rối loạn tự miễn, các bệnh mang tính cơ chế của cơ thể.
|
|
Hội chứng đau thần kinh trung ương là tình trạng do nguyên nhân bị tổn thương hoặc rối
loạn chức năng hệ
thần kinh trung ương (CNS), bao gồm
não, não và tuỷ sống. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do chấn thương, đa xơ cứng, các khối u, động kinh, chấn
thương não hoặc chấn thương thần kinh cột sống, hoặc bệnh parkinson.
|
|
Đau lưng là yếu tố phiền toái thường
nhật của người lớn và tất cả mọi người trưởng thành đều gặp đau lưng ở một thời
điểm nào đó trong cuộc đời của họ, còn đau lưng ở trẻ em thường ít gặp, và thường
là triệu chứng tiềm ẩn ban đầu của một quá trình bệnh tật.
|
|
Ðau lưng hay đau thắt
lưng là một trong những triệu chứng hay bị than phiền thông thường nhứt ở
Hoa Kỳ đứng hàng thứ nhì sau nhức đầu. Ngược lại đau lưng thường ít thấy
ở những nước chậm phát triển.
|
|
Khoảng hai phần ba số người trưởng thành
có triệu chứng đau thắt lưng (ÐTL) vào một thời khoảng nào đó trong đời. Ở
nhiều nước, ÐTL là lý do khám bệnh đứng hàng thứ hai, chỉ sau các triệu chứng
đường hô hấp trên. Có nhiều cách chăm sóc khác nhau, chứng tỏ ÐTL thường không
được chẩn đoán chắc chắn về nguyên nhân.
|
|
Đau vùng cổ vai là bệnh
lý khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt ở
người trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng đến khả năng lao động. Theo K.Jurgen, tỷ lệ mắc
bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ 2 sau bệnh lý đĩa đệm cột sống
thắt lưng.
|
|
|